Trong tín ngưỡng Hình tượng con rắn trong văn hóa

Bài chi tiết: Tục thờ rắn

Xuất phát từ nỗi sợ rắn, con người thần thánh hóa loài rắn, coi như vị thủy thần và thờ cúng rắn để mong rắn không làm hại mình, bảo vệ cho mình. Hình tượng rắn được thờ phụng ở rất nhiều quốc gia, dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Trong đó đối với văn hóa dân gian Việt Nam, rắn là một hình tượng phổ biến và có sức ám ảnh mạnh mẽ, phổ biến nhất của người Việt ở đồng bằng sông Hồng. Tục thờ rắn với tư cách là thủy thần không chỉ phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ mà còn có ở miền Trung, Tây Nguyên và cả miền Tây Nam Bộ.

Ai Cập, rắn là biểu tượng của thánh thần, sự thông thái và khả năng tiên tri về tương lai. Rắn được coi là thần hộ mệnh cho các bậc vua chúa nên vương miện của các pha-ra-ông thường chạm trổ hình rắn. Ở châu Âu, tục thờ rắn phổ biến quanh lưu vực những con sông ở Hy Lạp. Ở châu Úc, các thổ dân tôn sùng rắn vì rắn tượng trưng cho tính âm, nguồn nước, có liên hệ mật thiết với nông nghiệp. Các thổ dân tôn sùng và thờ rắn khổng lồ, con rắn này được gọi bằng nhiều tên, song phổ biến hơn cả là rắn cầu vồng[28]

Ở châu Mỹ, một số bộ lạc thổ dân tôn kính loài rắn chuông như ông vua của loài rắn, những người có khả năng cung cấp nguồn năng lượng gió hoặc gây ra cơn bão lớn. Con rắn thần Quetzalcoátl (hay rắn lông chim) xuất hiện trên các cấu trúc trong thành phố cổ Teotihuacan tại Mexico. Rắn trở thành một đối tượng thờ cúng và biểu trưng ý niệm về thời gian của người Mexico cổ. Đối với người Hindu ở Ấn Độ, rắn được coi như thần thánh và thể hiện trong điêu khắc, với hình ảnh các vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn ngang mình. Ở Ấn Độ, rắn được xem như là một biểu tượng của sự bất tử. Trong tín ngưỡng dân gian của người Campuchia, họ thờ cúng thần rắn Naga.

Tại Iran, người ta đã tìm thấy dấu vết của tín ngưỡng thờ con rắn thiêng qua các hình vẽ, vòng tròn được chạm khắc trên vách các hang động. Tục thờ rắn còn được tìm thấy trong dấu ấn của chữ tượng hình. Tại Trung Quốc, tín ngưỡng thờ rắn được biết đến khá sớm và còn lưu lại trên các vách đá, chẳng hạn như tranh thần Phục Hy đầu người đuôi rắn, thần Nữ Oa đầu người mình rắn. Tục thờ rắn là một trong những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ. Xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn với điều kiện sông nước, đầm lầy, hình tượng rắn đã được đồng hóa với nước, thủy thần gắn với tục thờ các vị thần tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình tượng con rắn trong văn hóa http://www.cn939.com/tcm-article-read-4694.html http://www.fabuloustravel.com/gourmet/travel/cobra... http://books.google.com/books?id=BumyQJ14n8sC&pg=P... http://books.google.com/books?id=T4N1HcruTeAC http://news.nationalgeographic.com/news/2002/04/04... http://mimobile.byu.edu/?m=5&table=books&bookid=46... http://ww2.pstripes.osd.mil/01/mag/sm072201c.html http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/quan-niem-ve... http://www.apollon.uio.no/vis/art/2006_4/Artikler/... http://www.archive.org/details/serpentworshipin211...